Vải thô là gì ?

vai tho la gi

Khái niệm vải thô:

   Vải thô là 1 loại vải được dệt nên từ các loại sợi tự nhiên như bông, gai và là một trong những chất liệu phổ biến cho mùa hè vì mang lại cảm giác thoáng mát. Vải thô đã có từ lâu đời, khá gần gũi với mọi gia đình. 

   Do nhu cầu người dùng đòi hỏi về độ thẩm mỹ khá cao nên vải thô không được ưa chuộng như các loại vải khác. Mặc dù thị trường hiện nay có nhiều loại vải khác nhau, nhưng người ta lại có xu hướng trở lại với dòng vải cổ như vải thô và trong đó không thể thiếu về may mặc.

Capture 61

Đặc điểm nhận biết vải thô:

   Nếu quan sát kĩ vải thô bạn sẽ thấy có lớp sợi bông nhẹ, đặc điểm là mịn và mát, mặt vải thấm mồ hôi nhanh và cực tốt. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra bằng cách vò nhẹ, vì vải thô có nhược điểm là dễ nhăn. Bạn có thể dùng cách này để nhận biết được nó là vải thô nguyên chất hay vải có pha sợi tổng hợp.

Phân loại vải thô:

   Trên thị trường hiện nay, vải thô được chia thành 2 loại chính có các đặc điểm sau:

  • Vải thô lụa: là một loại vải có độ mềm mại cao, sờ vào cảm giác mát tay giống vải lanh nhưng độ mềm mịn thì lại hơn hẳn. Vải thô lụa có khả năng thấm mồ hôi rất tốt, không nhăn hay nhàu ngay cả khi bạn vò nát.

   Bề mặt của vải thô lụa khá mịn còn mặt trong thì lại khá giống với vải lụa. Vì lý do này của vải mà người ta gọi là vải thô lụa. Những sản phẩm được làm từ vải thô luôn toát ra vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế mà thanh lịch vô cùng.

 

  • Vải thô mộc: loại vải này có độ cứng cao hơn vải thô lụa, nên thường được dùng may áo sơ mi sẽ cho phom áo đứng rất đẹp. Dựa vào độ dày của vải người ta chia ra thành 2 loại thô dày và thô mỏng.

1 2    Capture 62

Ưu điểm và nhược điểm của vải thô:

Ưu điểm:

  • Thấm mồ hôi rất tốt: với độ dày vừa phải và ưu thế thấm hút mồ hôi vượt trội, chính vì vậy mà nó được dùng chủ yếu vào mùa hè. 
  • Thấm nước nhanh: khi cho vải vào nước, do bề mặt của vải thô có 1 lớp sợi bông nhẹ làm cho mặt vải nhanh chóng thấm nước.
  • Độ co giãn tốt: để kiểm tra điều này khi mua bạn hãy vò nhẹ vải để kiểm tra độ nhăn, kéo vải dãn ra 4 chiều để kiểm tra độ co dãn.
  • Làm mát cơ thể: vì được làm từ các loại sợi thiên nhiên, nên cảm giác khi sờ vào vải thô đúng chuẩn sẽ rất mịn, mềm và có cảm giác rất mát tay.
  • An toàn: được dệt hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên chính vì thế mà độ lành tính cao, không chứa chất độc hại tránh trường hợp làm ảnh hưởng xấu đến da của bạn.
  • Tính ứng dụng cao: khả năng ăn màu của vải thô rất tốt nên nhuộm được rất nhiều loại màu khác nhau để tạo ra mẫu mã với những phong cách khác nhau như cổ điển, lãng mạn, phá cách và cá tính.

Nhược điểm:

  • Dễ nhăn: đây có lẽ là nhược điểm của nhiều loại, nếu 10 loại thì có hết 8 loại, trong đó có cả vải thô.
  • Thô: cái tên có lẽ đã nói lên bản chất của nó. Vì thế nó không được người ta lựa chọn nhiều.
  • Dày: so với hầu hết tất cả các loại vải thì vải thô là loại vải có độ dày cao. Nhưng nhờ vào đặc điểm đó nó được sử dụng phổ biến trong may mặc. Đặc biệt là những bộ trang phục có độ chịu đựng tốt trong mọi hoàn cảnh, mọi nhiệt độ.

 

Cách kiểm tra vải thô đúng chuẩn:

   Để chọn được vải thô đúng chuẩn bạn cần chú ý đến những điểm sau đây:

  • Thứ nhất, dùng tay vò nhẹ để kiểm tra độ nhăn của vải. Nếu vải không đúng chuẩn sẽ gây ra tiếp sột soạt khi vò.
  • Thứ 2, kéo vải theo 4 chiều để kiểm tra độ co giãn và xem vải có bị lỗi không. Hành động này giúp bạn phát hiện được những lỗi nhỏ của sản phẩm mà bình thường không thể thấy được. 
  • Thứ 3, dùng tay sờ mặt của vải xem có mát và lì mặt không, nếu vải mát và mịn là vải tốt.

Capture 63

Ứng dụng trong may mặc:

   Loại vải này chẳng còn xa lạ gì với áo, quần, váy…Tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng vải thô vẫn có chỗ đứng trong thị trường Việt Nam. 

   Mang lại cảm giác dễ chịu và thoáng mát có lẽ sẽ là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình.

 

Cách vệ sinh, bảo quản:

   Để các sản phẩm được làm từ vải thô duy trì được độ bền tối ưu và không không mất đi vẻ thẩm mỹ trong quá trình sử dụng thì khâu vệ sinh, bảo quản sản phẩm phải được tiến hành đúng cách:

  • Đối với quần áo, chúng ta hãy sử dụng bột giặt trung tính và dùng tay vò nhẹ để loại bỏ sạch tất cả những vết bẩn bám trên quần áo.
  • Đối với những sản phẩm như ghế sofa được bọc vải thô, hãy dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn vương vãi trên bề mặt của chiếc ghế.
  • Đối với các vết bẩn của mực bút dính vào, hãy dùng cồn 90 độ đổ lên bề mặt mực, sau đó dùng giấy mềm để cồn và mực thấm sang bề mặt giấy. Nếu vết mực quá đậm hãy lặp lại thao tác này nhiều lần đến khi sạch hoàn toàn bề mặt vải thô. 

Giá thành:

   Cùng với những ứng dụng mà vải thô mang lại thì giá cả của loại vải này cũng ở mức vừa phải. Được bán theo kg, 1kg tầm 5 đến 6 mét vải khổ m1. Giá thành của 1kg vải thô giao động từ 220.000 đến 260.000 đồng/kg, tính ra 1 mét vải thô chỉ có giá 36.000 đồng/kg.

   Ít có loại vải nào trên thị trường đáp ứng được nhu cầu kinh tế như vải thô. Bởi ngoài ra không có cái giá nào tốt như giá vải này.

—————————————————————————————-

   Mỗi người ai cũng nên lựa chọn cho mình một sản phẩm bằng vải thô trong mùa hè này để sử dụng đi chơi, đi làm, tặng quà, làm các sản phẩm trang trí nội thất handmade. Mong rằng những chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn để mua được một sản phẩm bằng vải thô ưng ý.

   Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây nơi Bán sĩ thời trang nam

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *