Những điều cần biết về Vải PE

Vai cotton

Vải thun lạnh là gì ?

  • Vải thun lạnh là kiểu vải được dệt bằng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Là một trong số những loại vải được sử dụng phổ biến trong thể thao. Với thành phần 100% từ sợi PE, khả năng co giãn một chiều.
  • Vải thun lạnh là loại vải trơn, mịn, láng bóng, khi chạm vào sẽ có cảm giác mát lạnh và đặc biệt là không bị xù lông.
  • Hiện tại, thun lạnh đang là chất liệu thích hợp để sử dụng để in chuyển nhiệt, được phối nhiều màu sắc khác nhau. Đây cũng là chất liệu được sử dụng để may quần áo thời trang thể thao, áo khoác đa năng để chống nắng cho mùa hè chủ yếu là áo cách nhiệt và áo chống nắng.

Capture 28

Mặc áo thun lạnh có mát như mọi người nghĩ ?

  • Có thể bạn nghĩ áo thun lạnh dành cho nữ hoặc nam mặc vào sẽ có cảm giác mát lạnh như tên gọi, thế nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Bởi vì nguyên liệu chính của loại vải này được làm từ sợi Polyester, thế nên nó chỉ tạo cảm giác mát lạnh trong thời tiết không quá nóng mà thôi.
  • Vải thun lạnh thoát ẩm tốt, mồ hôi thấm qua và bốc hơi nhanh chóng, khô ráo, thoáng mát cho người mặc. Đó cũng chính là lý do tại sao đồ thể thao, đồ đi biển thường được may bằng vải này.

Thành phần cấu tạo của thun lạnh:

   Vải có thành phần cấu tạo từ 3 loại sợi khác nhau bao gồm : Sợi Polyester, Sợi Nylon, Sợi Spandex. Hầu hết các loại vải thun lạnh trên thị trường hiện nay để được dệt từ sợi tổng hợp (100% polyester hoặc nylon) và có pha thêm một lượng Spandex được chia theo tỷ lệ 2% – 5%, nhằm tăng thêm độ co giãn và mềm mịn của vải trong suốt quá trình sử dụng, đồng thời sử dụng bền hơn.

   Hiện nay cũng có một xưởng sản xuất đã áp thêm sợi cotton vào loại vải này, mục đích để nâng cao chất lượng cũng như sự đa dạng hóa về sản phẩm.

  • Tính chất của sợi PE: được làm bằng nhân tạo từ các loại khoáng sản thế nên sợi có độ co giãn kém, khả năng thấm hút không cao nhưng rất mượt.
  • Tính chất sợi Spandex: có độ giãn cao, mềm, và mượt. Cũng là một loại sợi tổng hợp nhưng được sản xuất khác với các loại sợi nhân tạo khác.

Capture 29

Phân loại các loại vải thun lạnh:

   Vải được chia thành hai loại chính là vải 2 chiều và 4 chiều.

  • Vải thun lạnh 4 chiều: loại này được làm từ 95% sợi PE và 5% sợi Spandex. Để có thể tạo ra loại vải này thì yêu cầu phải có máy móc hiện đại như máy dệt kim tròn.
  • Vải thun lạnh 2 chiều: có cấu tạo như thun 4 chiều nhưng áp dụng phương pháp dệt khác. Với vải 2 chiều chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Và chất liệu này có giá thành khá thấp thế nên ưu điểm của nó rất ít phần lớn là nhược điểm.

Ưu điểm và nhược điểm của vải thun lạnh:

   Cho dù bất cứ loại vải nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm:

  • Vải khá mềm, trơn và mỏng khi sờ có cảm giác mát lạnh. Tạo sự dễ chịu, có thiện cảm hơn khi đang tìm hiểu.
  • Khả năng chống bám bất cao, không nhăn và dễ giặt sạch nên khi dùng người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi đồ của mình vô tình bị lấm bẩn.
  • Tính bền từ các loại sợi tổng hợp bên trong sẽ giúp vải không bị ảnh hưởng quá nhiều khi môi trường có nhiều vi khuẩn hoặc nước.
  • Màu sắc đa dạng giúp cho người dùng thoải mái lựa chọn.
  • Giá thành của thun lạnh trên thị trường khá rẻ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều người dùng hiện nay.

Nhược điểm:

  • Yếu điểm lớn nhất khi được nhắc đến từ thun lạnh đó là mặc khá nóng.
  • Vải sẽ dễ bị hư hại trong môi trường có nhiệt độ cao, bắt đầu có dấu hiệu co giãn, nhão từ nhiệt độ khoảng 180 độ và bị tan chảy khi đạt trên 200 độ.
  • Đôi khi sử dụng sẽ cảm thấy nóng nực.

Capture 30

Cách nhận biết vải thun lạnh:

  • Để có thể chọn được loại vải chất lượng trong quá trình sử dụng, bạn cần nắm rõ cách nhận biết loại vải này như thế nào.
  • Dùng tay chạm vào vải nếu vải mềm, có cảm giác lạnh, mịn, mướt tay, và đặc biệt thấy vải có độ sáng nhẹ.
  • Để chắc chắn bạn có thể kiểm tra bằng cách đưa ra ánh sáng để kiểm chứng độ đều của vải khi dệt, vải sáng đều và không bị nổi cộm trên bề mặt.
  • Thử độ đàn hồi của vải bằng cách dùng tay tác động lực lên vải. Dùng tay kéo theo 4 chiếu nếu là vải 2 chiều thì vải sẽ co lại vị trí ban đầu theo chiều ngang, còn 4 chiều thì nó sẽ trở về đúng vị trí ban đầu.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra khả năng thấm hút của vải thun lạnh, bằng cách dùng nước để kiểm tra khả năng thấm hút của vải. Thun lạnh thấm hút khá chậm nên rất dễ để bạn kiểm tra.
  • Bạn cũng có thể kiểm tra chất lượng vải giữa vải và biên, xem vải có đều màu trên toàn bộ tấm vải là sẽ nhận dạng được ngay.

Cách bảo quản vải thun lạnh tốt nhất:

   Muốn sử dụng một vật dung gì đó được lâu dài thì chúng ta cần phải học được cách bảo quán chúng. Đối với thun lạnh cũng thế, để có thể bảo quản vải được hiệu quả và sử dụng được lâu khi dùng bạn cần nắm rõ những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây:

  • Vì là loại vải có khả năng thấm nước kém nên không giặt máy quá lâu.
  • Hạn chế để quần áo ở những nơi ẩm mốc, hạn chế việc ngâm quần áo quá lâu trong thau khi giặt tay.
  • Khi ủi dòng thun lạnh này không được ủi ở nhiệt độ cao, nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Đặc biệt vải là chất liệu không nhăn nên không cần phải ủi trước khi dùng.
  • Hạn chế sấy khô nếu thật sự chưa cần thiết đến.
  • Khi giặt nên pha loãng hỗn hợp nước và bột giặt.
  • Để đảm bảo form dáng quần áo đạt chuẩn như ban đầu nên phơi ở nơi thoáng mát hạn chế ánh nắng trực tiếp.

Ứng dụng của vải thun lạnh:

  • Hiện tại dòng thun lạnh được sử dụng khá phổ biến, cả nam, nữ và ngay cả em bé đều có thể sử dụng.
  • Dùng để may đầm, đồ bộ, các loại đồ ngủ. Với ưu điểm là bề mặt trơn, láng, mịn màng nên được lòng của nhiều chị em khi mặc.
  • May quần áo thể thao từ thun lạnh. Bởi ưu điểm thoát hơi tốt, giúp cho người mặc có thể thoải mái, dễ chịu.
  • Làm các loại quần áo oversize, áo chống nắng.
  • Được dùng để may quần áo trẻ nhỏ, các sản phẩm như áo ba lỗ, đầm hai dây hoặc các loại quần áo rộng rãi.

Capture 31

Nên mua vải thun lạnh ở đâu ?

   Bạn có thể tìm mua thun lạnh ở các khu chợ vải lớn ở Hồ Chí Minh như: Soái Kình Lâm chợ vải Quận 5, Gia Định chợ bán vải giá sỉ ở Quận 1 hoặc chợ vải Phú Thọ Hòa ở Tân Phú. Địa chỉ các chợ sỉ lẻ vải ở đây, bạn có thể tham khảo.

   Hoặc bạn có thể tham khảo cơ sở sản xuất vải thun tại đây: Bán sĩ thời trang nam

——————————————————————————————————

Trên đây là tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết về Vải Thun Lạnh. Mình hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *