Tìm hiểu về lụa tơ tằm

lua van phuc

Lụa tơ tằm là gì ?

   Lụa tơ tằm là một trong những loại vải mịn, mỏng được dệt từ tơ tằm. Vải lụa tên tiếng Anh là “Silk Fabric” đây là loại vải cao cấp, mỏng, nhẹ, mịn màng. Cho những bạn chưa biết, tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ của quá trình tự động nhả kén của những con tằm ăn lá dâu, trong đó chất Fibroin chiếm đến 75% thành phần tơ.

   Vải lụa được xem là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong tất cả gia đình từ may mặc đến các mục đích khác. Cũng vì lý do này mà vải lụa đã đang và sẽ luôn là loại vải được ưa chuộng để may những bộ quần áo sang trọng, đắt tiền.

   Nếu tò mò thì cùng theo tôi để được giải đáp và phân biệt các loại vải này nhé!

Capture 23

Các loại lụa tơ tằm có mặt ở Việt Nam:

Lụa Satin:

   Là vải có độ bóng cao, bền và nhẹ. Lụa satin được dệt bằng phương pháp dệt vân đoạn nên cho bề mặt trên sáng bóng còn mặt dưới tối màu hơn.

   Hạn chế lớn nhất của loại vải này là khá dễ rách, khó may và khó giữ nếp.

Lụa Muslin:

   Loại vải này nổi bật ở đặc điểm có độ mỏng, mềm, nhẹ và có độ rủ cao. Bề mặt vải Muslin khá mượt và phối hợp với việc in ấn nhiều hoa văn một cách dễ dàng, tạo sự đa dạng mẫu mã.

Lụa Twill:

   Twill là sản phẩm vải có thiết kế sợi chéo, bền chắc. Vải Twill có hai bề mặt không giống nhau.

   Vải Twill có độ bóng vừa phải vì thế nếu chị em nào đang phân vân không biết lựa chọn loại vải nào cho các trang phục như váy, quần tây hay đầm công sở thì nên cân nhắc đến loại này. Tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi mặc , không gây khó chịu, kích thích da.

Lụa hai da- Twist Silk:

   Đặc điểm của loại vải này là chất liệu gồm có 50% silk và 50% visco có ánh sắc rất đẹp, khi ánh sáng chiếu vào những sợi tơ sẽ ánh lên hai thứ sắc pha trộn nhau khá bắt mắt.

   Vải “lụa 2 da” sẽ không gây kích thích da, và không hít vào da khi gặp trời lạnh.

   Với đặc tính mềm nhẹ, tạo cảm giác mát vào mùa hạ,  và ấm vào mùa đông. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi sử dụng loại chất liệu này để may quần áo mặc cho mọi thời tiết.

Lụa gấm Jacquard:

   Vải Jacquard sử dụng công nghệ dệt các hoa văn và họa tiết chìm lên mặt vải, nên sẽ tạo ra sản phẩm sang trọng và đắt tiền hơn vải in hoa.

   Loại vải Jacquard hiện đại có thể được làm từ nhiêu sợi khác nhau như sợi bông tự nhiên, tơ tằm đến các hỗn hợp từ sợi polyester và bông polyester nhân tạo.

   Ngày nay chúng ta có thể tìm thấy sự hiện diện của jacquard rất thường xuyên trong gia đình như các đồ gia dụng ghế tự, đệm, chăn ga, rèm hoặc thảm, các lớp phủ trang trí.

Lụa Taffeta:

   Vải Taffeta là tên loại vải dệt láng bóng từ những sợi tơ hoặc các sợi nhân tạo, chúng có xuất xứ từ Ba Tư và có nghĩa là “twisted woven”– dệt xoắn.

   Điểm khác biệt là Taffeta dệt sợi chín, trụi mềm và se sợi trước khi dệt, mật độ sợi dày hơn so với các lụa tơ tằm khác.

   Vải Taffeta có độ bóng, độ cứng, “ đứng mình”, lại không bám da vào mùa đông nên phù hợp để may áo cưới, áo vest, áo khoác, váy ngắn, quần tây, đồng phục công sở.

Lụa Organza:

   Vải organza là loại vải mỏng, trơn mịn, được dệt từ lụa tơ tằm hoặc sợi filament tổng hợp. Vải lụa organza hơi cứng hơn Taffeta nhưng thưa và mỏng hơn và có thể nhìn xuyên suốt.

   Lụa organza cao cấp thường được sử dụng rất nhiều trong việc may áo dài, váy cưới, vì chất liệu mang vẻ quý phái, sang trọng. Độ cứng, đứng mình của Organza đem lại cho áo cưới vẻ đẹp độc đáo.

Lụa Damask:

   Loại vải này cũng áp dụng hình thức dệt vân đoạn nhưng có sự thay đổi về cấu trúc sợi ngang, sợi dọc so với vải satin thông thường và từ đó có thể tạo các hoa văn trên vải (Damask).

   Vải lụa Damask được thiết kế theo công nghệ diệt hiện đại của Đức, hoa văn lấy cảm hứng từ văn hóa của các quốc gia như Pháp, Ý, Đức nên có nhiều kiểu hoa văn lạ.

Lụa Tussah (Lụa Đũi):

   Lụa Tussah là sản phẩm được dệt từ những sợi tơ thô của con tằm. Nó còn có một cái tên tiếng Anh là Tussah Silk (Raw Silk).

   Vải Đũi có bề mặt hơi khô nhưng có độ bóng nhẹ nên thích hợp cho sản phẩm suit. Khi chạm vào bạn sẽ thấy chất liệu của nó giống với vải thô và vải bố, thế nhưng vải đũi lại mềm mịn hơn nhiều.

Lụa Chiffon:

   Vải Chiffon được dệt từ 100% tơ tằm, không có pha chất liệu tổng hợp. Tuy nhiên, một số khác được làm từ polyester, cotton, nylon, tơ nhân tạo.

   Vải có độ cong xoắn và mật độ vải rất nhỏ. Mình vải mỏng manh, trong mờ, mềm mại khi mặc sẽ có cảm giác mềm mại, dễ chịu.

   Thông thường vải chiffon được sử dụng để tạo ra các bộ cánh thời trang rất nữ tính, tạo sự quyến rũ và xinh đẹp cho các cô nàng duyên dáng.

Lụa Cotton:

   Lụa Cotton là sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm thượng hạng. Vì thế, nó được thừa hưởng rất nhiều ưu điểm của 2 chất liệu này.

   Đặc tính loại vải này rất mềm, thoáng mát, có độ bền cao. Thế nhưng, nó dễ bị bay màu màu và dễ bị xước, nên đòi hỏi khá cao trong quá trình giặt và bảo quản vải cũng như quá trình sử dụng.

Đặc tính của vải lụa:

  • Vải lụa được xem là một trong những loại vải nguồn gốc từ thiên nhiên tốt và bền bỉ nhất hiện nay.
  • Độ co giãn khá kém.
  • Vải lụa có cấu trúc gần giống với hình tam giác. Chính vì vậy, ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau khiến sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên.
  • Có độ mềm mượt đặc trưng so với các loại vải khác, có thể cảm nhận rõ khi cầm hoặc sờ vào.
  • Do được tạo thành từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng giữ nước khá tốt. Đặc biệt là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết lạnh.

Capture 24

Ưu và nhược điểm của các loại vải lụa:

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao.
  • Sản phẩm có sự mềm mại, nhẹ nhàng, thích hợp cho mọi loại da.
  • Độ đàn hồi tương đối, thoáng mát và mùa hè, giữ ấm vào mùa lạnh.
  • Những bộ trang phục sử dụng vải lụa mang màu sắc riêng, vẻ quyến rũ và sang trọng cho người mặc

Nhược điểm:

  • Không phơi được ở ánh nắng trực tiếp.
  • Do đây là loại sợi tự nhiên không có bất kỳ hóa chất nào, nên ta phải vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ.
  • Vải lụa dễ bị nhàu, và khó là phẳng.
  • Khi mặc trời lạnh, vải lụa dễ áp sát vào da có thể gây một chút khó chịu cho người mặc.
    Giá thành khá cao so với các loại vải khác.
  • Làm sao để chọn được vải lụa thật ?
  • Sợi tơ tằm về bản chất tương tự như tóc của con người. Do đó, ta có thể đốt để kiểm tra, vì khi cháy sợi tơ tằm sinh ra mùi khét, tạo thành than vón cục. Sau đó dùng tay miết nhẹ phần than này sẽ thấy chúng tan rất nhanh.
  • Với lụa tơ tằm thật sẽ có màu sắc tự nhiên, khi sờ vào thấy mềm mại. Khi chạm vào có cảm giác mát nhưng không lạnh. Các sản phẩm lụa pha thì thường nặng hơn lụa tơ tằm
  • Ta có thể sử dụng ngón tay miết vào đầu vải để kiểm tra các sợi tơ tằm trên bề mặt có chặt không. Nếu như các sợi tơ tằm bị co hoặc xô dạt thì chất lượng của mảnh vải này không thực sự tốt.

Capture 25

Ứng dụng các loại vải lụa trong cuộc sống:

   Thời trang là một trong những ứng dụng hàng đầu của vải lụa. Vì có nét đặc trưng riêng và sự sang trọng thanh lịch tạo cho người mặc những phong cách mới mẻ, kèm với đó là có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng dễ dàng thuyết phục người mua.

   Đồ dùng nội thất hay đồ trang trí là sự lựa chọn tiếp theo được làm từ vải lụa. Vì được tạo ra từ chất liệu tự nhiên, nên mang đến cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối. Bên cạnh đó vải lụa còn có tính thẩm mỹ cao với các mẫu mã đa dạng, bắt mắt.

Capture 26     Capture 27

Những thương hiệu vải lụa có tiếng ở Việt Nam:

Làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội):

   Làng lụa Vạn Phúc (hay còn được gọi là làng lụa Hà Đông) nằm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt nước ta.

   Do chất lượng cao, mẫu mã thời thượng nên lụa Vạn Phúc luôn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đáng chú ý, vào năm 2011, Lụa Vạn Phúc được Chính phủ bình chọn là “Thương hiệu Vàng Thăng Long”.

 

Lụa tơ tằm Nha Xá (Hà Nam):

   Đây là một đối thủ đáng gờm với lụa Vạn Phúc. Từ Hà Nội bạn đi theo quốc lộ 38 qua cầu Yên Lệnh, sang địa phận Hà Nam là tới làng Nha Xá. Làng lụa nha xá nằm ven sông Hồng yên ả và êm đềm.

   Lụa Nha Xá luôn mang vẻ đẹp độc đáo, màu sắc trang nhã, cổ điển, tạo cho người mặc vẻ sang trọng, quyến rũ và quý phái. Chiều khách không thể hơn Nha Xá, bạn có thể nhuộm bất kỳ màu gì bạn thích, bạn có thể chọn ở làng và chọn màu. Lụa sẽ được giao đến tận nhà cho khách, nếu chưa ưng có thể đổi lại, chờ đợt nhuộm tiếp theo.

 

Lụa Duy Xuyên (Quảng Nam):

   Làng nghề Duy Xuyên tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam có lịch sử phát triển trên 300 năm. Các quá trình trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa,… đều được trải qua bàn tay kỳ công, khéo léo của những người thợ Chăm Pa nơi đây.

   Khác với những thương hiệu lụa khác, lá dâu để cho tằm ăn được hái từ những cây dâu đặc thù chỉ có ở trong những rừng sâu tỉnh Quảng Nam. Chính vì vậy, vải ở đây mang những nét đặc biệt riêng khó lẫn vào những thương hiệu lụa khác.

 

Lụa tơ tằm Tân Châu (An Giang):

   Làng tơ lụa Tân Châu thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh An Giang. Chính nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành nghề kiếm cơm cho người dân Tân Châu.

   Sản phẩm lụa nơi đây có hoa văn bắt mắt, màu sắc không phai. Điều này có được là nhờ người thợ nơi đây đã dùng trái mặc nưa làm vật liệu in nhuộm. Để tạo ra được chất vải mềm bóng, mượt mà, thướt tha thì tơ lụa Tân Châu cũng phải làm theo khá nhiều công đoạn, với sự tỉ mỉ cẩn thận nghiêm ngặt của người làm nghề.

——————————————————————————————————————

   Trên đây là tổng hợp những thông tin mà mình tìm hiểu được về lụa tơ tằm. Hy vọng có thể đem lại nhiều kiến thức về lụa tơ tằm cho các bạn. Cám ơn các bạn đã xem !
   Nếu các bạn cần tìm hiểu thêm về các loại vải khác thì có thể tham khảo thêm tại trang web này: Bán sĩ thời trang nam

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *