Hiện nay vải cotton có rất nhiều loại khác nhau, nhưng ít ai biết được hết đặc điểm và cách nhận biết riêng của từng loại. Sau đây mình xin chia sẻ một số bí quyết giúp các bạn chọn đúng loại vải cotton phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Vải cotton 100%:
Quy trình sản xuất vải cotton:
Giai đoạn 1: Thu hoạch và phân loại:
Thời gian thu hoạch bông được chia làm 3 đợt khác nhau:
- Đợt 1: Tiến hành thu hoạch những quả bông đã nở ở dưới góc.
- Đợt 2: Sau 1 – 15 ngày, thu hoạch những quả bông nằm ở phần thân giữa của cây.
- Đợt 3: Thu hoạch những quả bông đã nở ở ngọn cây. Những xơ bông chất lượng được giữ lại và phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát để không bị lẫn tạp chất, những xơ bông kém chất lượng sẽ bị loại bỏ.
Giai đoạn 2: Tinh chế xơ bông:
Đây là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất cotton. Sau khi đã phơi thật khô xơ bông, các tạp chất trong xơ sẽ được tách và làm sạch xơ.
Tiếp theo xơ bông sẽ được chuyển đến nhà máy tinh chế để xé ra, tách xơ mà vẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng các xơ đơn. Sau đó, xơ đơn sẽ được đưa vào lò để nấu và lọc lại nhiều lần để loại bỏ các tạp chất như: pectin, nitơ, màu tự nhiên hoặc các axit hữu cơ đến khi chỉ còn lại xơ bông tinh chất.
Giai đoạn 3: Hòa tan và kéo sợi:
Sau quá trình tinh chế xơ bông sẽ trở thành dạng lỏng và được pha trộn với một số dung dịch chuyên dùng tạo thành hỗn hợp. Tiếp theo hỗn hợp này sẽ được ép qua những lỗ nhỏ của máy kéo sợi để kéo duỗi và tạo thành những sợi cotton.
Giai đoạn 4: Quá trình dệt vải cotton:
Ở giai đoạn này các sợi ngang và sợi dọc sẽ được dệt thành những tấm vải. Sau đó được làm bóng để sợi Cotton nở ra, tăng khả năng thấm nước và dễ bắt màu của sợi khi nhuộm.
Tiếp theo sẽ chuyển qua quá trình tẩy trắng vải làm cho vải mất đi màu tự nhiên vốn có, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để chuyển qua giai đoạn nhuộm màu vải.
Giai đoạn 5: Nhuộm vải cotton:
Quá trình cuối cùng này để hoàn thiện sợi cotton. Ở giai đoạn này sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm tổng hợp và dung dịch các chất phụ gia hữu cơ làm tăng khả năng bắt màu của sợi vải.
Sau khi vải nhuộm xong sẽ được mang đi giặt nhiều lần, nhằm loại bỏ sợi vải vụn, các hợp chất, chất bẩn còn bám trên mặt vải.
Ưu và nhược điểm của vải cotton:
Ưu điểm:
- Nhờ khả năng hút ẩm cao, thấm hút mồ hôi tốt nên mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc.
- Có giá thành rẻ hơn các loại vải pha sợi khác vì nguyên liệu dễ tìm và có sẵn.
- Độ bền cao, có thể sử dụng được các chất tẩy rửa và giặt bằng máy giặt, ngoài ra các sản phẩm khi phơi rất nhanh khô.
Nhược điểm:
- So với các loại vải thông thường thì giá thành của vải cotton 100% khá cao, do đó nó không thật sự phổ biến với tất cả mọi người. Chính vì thế, nhà sản xuất thường pha sợi Cotton với sợi Spandex nhằm làm vải trở nên mềm mại hơn và giá thành cũng rẻ hơn trước.
Cách nhận biết:
Nhận biết bằng mắt thường:
Bản chất của vải cotton rất dễ gấp nếp nên khi mua bạn hãy quan sát và vò thử sẽ thấy vải cũng dễ bị nhăn theo. Nếu muốn kỹ hơn bạn hãy sờ vào mặt vải sẽ cảm nhận được độ mềm mại, mịn và không lạnh như các loại vải cotton pha khác.
Sử dụng phương pháp nhiệt học:
Khi đốt vải cotton 100% sẽ cháy lửa màu hồng, khói xám, có mùi như giấy cháy, và khi dùng tay vò tro sẽ tan hết không để lại chất nhựa.
Phân biệt bằng độ thấm nước:
Độ thấm nước của vải cotton 100% rất nhanh gần như thấm đều hết trên toàn về bộ mặt vải.
Ứng dụng:
Với ưu điểm thấm hút hiệu quả cùng với độ thông thoáng, bền màu nên vải cotton được ứng dụng phổ biến để may các loại trang phục quần áo. Ngoài ra với công dụng mà nó mang lại, nó còn được dùng để sản xuất các loại chăn ga gối đệm.
Vải cotton 65/35 (CVC):
Ưu và nhược điểm của vải:
Ưu điểm:
- Vải có độ bền cao, độ co giãn và đàn hồi của vải tốt.
- Khả năng thấm hút khá cao.
- Chất vải mềm mịn và hơi bóng mượt.
- Có giá thành thấp hơn so với vải cotton 100%.
- Loại vải này có thể giặt tay và giặt máy rất nhanh khô.
Nhược điểm:
- Khi gặp thời tiết quá nóng thì khả năng thấm hút chỉ ở mức vừa phải không quá cao.
- Giá tuy rẻ so với cotton nhưng lại ở một mức cao hơn hẳn so với các loại vải khác.
Cách nhận biết:
Sử dụng giác quan:
Nếu đúng chuẩn là vải Cotton 65/35 thì khi bạn sờ tay vào sẽ có cảm giác mịn và mượt bên cạnh đó là độ hơi bóng nhẹ của vải.
Sử dụng nước:
Dựa vào độ thấm hút, khi bạn đổ một lượng nước nhỏ lên vải nếu thấy nước nhỏ với một tốc độ vừa vải không quá nhanh thì đó là chất vải CVC còn nếu chảy chậm thì đó là vải Tici.
Dùng nhiệt học:
Bạn có thể lấy một mảnh vải nhỏ đốt thử, nếu khi đốt vải có lửa màu xanh và khi cháy hết chỉ có một lượng nhỏ bị vón cục còn lại là tro tàn thì đó chính là vải CVC.
Ứng dụng:
Sản xuất quần áo:
Loại vải này rất đa dạng thích hợp để may các trang phục quần áo cho mùa hè cũng như mùa đông. Chúng ta không khó để có thể bắt gặp loại vải này xuất hiện trong những trang phục quần áo như áo phông, áo sơ mi, trang phục thể thao.
Sản xuất đồ tiêu dùng trong gia đình:
Chúng ta không thể không nhắc đến một số vật dụng được làm từ chất liệu này như: khăn trải bàn, khăn choàng, khăn tắm, thảm trải nhà,… nhờ vào tính năng thấm hút của vải được phát huy tối đa.
Sản xuất chăn, ga, gối:
Đây là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng để sản xuất các loại chăn, ga, gối, đệm. Những sản phẩm được làm từ chất liệu vải này không chỉ thoáng mát, thấm hút tốt mà lại có độ bền cao và đặc biệt an toàn đối với làn da người dùng.
Vải cotton 35/65 (Tici):
Ưu và nhược điểm của vải:
Ưu điểm:
- Đây là loại vải có độ bền khá cao phù hợp với mọi điều kiện thời tiết nên được sử dụng phổ biến để may các trang phục thường ngày, hay đồng phục cho nhân viên, công nhân.
- Do thành phần của vải có sợi cotton nên có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
- Vải Tici có độ bền màu rất tốt vì vậy mà vải có hơn 50 màu sắc để bạn thoải mái chọn lựa.
- Giá thành của loại vải này tương đối thấp cùng với chất lượng rất đảm bảo nên được nhiều nhà sản xuất và người tiêu dùng ưa chuộng.
Nhược điểm:
- Vì là vải cotton pha nên sẽ không thoáng mát bằng vải 100% cotton, tuy nhiên bù lại là độ bền cao, có khả năng giữ phom tốt.
- Để vải trong môi trường ẩm ướt sẽ dễ bị vi khuẩn, nấm mốc.
- Sản phẩm dễ bay màu dưới ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao hoặc thuốc tẩy mạnh.
Cách nhận biết:
Xem nhãn, mác:
Cách đơn giản nhất để nhận biết đó là xem nhãn, mác trên sản phẩm. Nếu trên nhãn ghi là vải cotton 35/65 là đúng nhé.
Phân biệt bằng cách đốt:
Hãy đốt một mảnh vải nhỏ để nhận biết, nếu lửa cháy yếu và khi cháy hết tro không tan mà vón thành cục thì đúng chuẩn là vải cotton 35/65 nhé.
Phân biệt bằng nước:
Đổ một lượng nước lên vải, nếu thấy nước thấm qua chậm thì đây là loại vải cotton 35/65.
Ứng dụng:
- May trang phục: nhờ vào khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên được sử dụng để may trang phục cho mùa hè, đồng phục cho nhân viên công ty, xí nghiệp
- May quần áo thể thao: các sản phẩm quần áo thể thao được làm bằng vải thun Tici có độ bền rất cao và có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt.
- May đồ lót, đồ ngủ: nhờ vào đặc tính trơn, láng mịn mà nó còn được ứng dụng để may đồ lót, đồ ngủ.
- May chăn ga, gối, đệm: Ngoài ra vải Tici còn phổ biến trong sản xuất chăn ga, gối, đệm. Luôn mang lại cảm giác êm dịu, cho giấc ngủ sâu hơn đối với người sử dụng.
Vải Cotton Poly:
Ưu nhược điểm của vải:
Ưu điểm:
- Vải có độ bền cao: do cấu tạo của sợi vải rất chắc chắn nên vải duy trì được độ bền trong suốt thời gian sử dụng. Ngoài ra vải có độ co giãn cao góp phần vào độ bền của sản phẩm khi phải sử dụng mỗi ngày.
- Giá thành khá rẻ: đây là loại vải Cotton pha Poly nên giá thành thấp hơn các loại cotton thông thường. Chính vì thế mà những sản phẩm được làm từ chất liệu này luôn có giá tốt nhất và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
- Dễ sử dụng và bảo quản: loại vải này ít bám bụi, giặt mau khô và có khả năng chống nhăn, nhàu nát cực kỳ tốt. Bạn có thể giặt bằng máy thoải mái mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt loại vải này khi phơi khô rất nhanh không tốn nhiều thời gian.
- Thân thiện với người dùng: vì được sản xuất bằng công nghệ hiện đại đã được loại bỏ được hết các tạp chất nên rất an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Nhược điểm:
- Vải Cotton Poly khi mặc hơi bí, nóng. Vì đây là loại vải có thành phần sợi Poly cao hơn Cotton nên khả năng thấm hút của nó sẽ kém. Khiến cho người mặc có cảm giác bí và nóng, và đương nhiên nó không thích hợp dùng trong mùa hè hay những hoạt động ra nhiều mồ hôi.
- Bạn nên chọn những sản phẩm có tỉ lệ Cotton cao hơn Poly làm tăng khả năng thông thoáng, thoải mái trong suốt quá trình sử dụng.
Cách nhận biết:
Phân biệt bằng cách đốt cháy:
Nếu là vải Cotton Poly khi đốt lửa cháy rất yếu, sẽ tắt ngay khi lấy ra khỏi ngọn lửa, có mùi thơm như hành tây và khi cháy hết sẽ không có tro.
Phân biệt bằng mắt thường:
Bạn hãy vò thử sẽ thấy vải không bị nhàu, nhìn bóng đẹp và thớ vải đều. Cảm giác vải này có độ bền cao.
Phân biệt bằng độ thấm nước:
Vì tỉ lệ PE cao hơn nhiều so với Cotton nên độ thấm nước của chất vải chậm và độ loang không đều.
Ứng dụng:
Sự kết hợp hoàn hảo giữa Cotton và Poly đã tạo được nhiều ưu điểm nổi bật, do đó nó được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất chăn, ga, gối đệm. Và thường những dòng sản phẩm này nhà sản xuất sẽ pha tỉ lệ Cotton cao hơn để tạo độ thấm hút tuyệt đối, thoáng mát cho người sử dụng.
Ngoài ra, vải poly cotton còn có bề mặt sáng bóng mang tính thẩm mỹ cao nên nó cũng phù hợp để sản xuất đồng phục nhân viên, đồng phục học sinh, đồ thể thao, quần áo thời trang.
—————————————————————————————
Trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn các loại vải Cotton được ứng dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng các bạn có thể hiểu thêm về loại vải Cotton này nhé!
Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây Bán sĩ thời trang nam
Xem thêm:
- Xưởng Chuyên sĩ áo thun unisex ở hcm
- Các loại vải phổ biến để may quần áo thời trang
- Tổng hợp 7 CHỢ VẢI LỚN NHẤT ở Sài Gòn
- Những điều cần biết về Vải PE
- Những điều cần biết về VẢI SPANDEX
- Các loại vải cotton và cách nhận biết