Vải gấm là gì?

vai gam la gi 6

   Gấm vốn là một chất liệu truyền thống và là một loại vải xa xỉ đã có từ lâu đời của người Việt, chỉ có vua chúa mới có thể sử dụng những trang phục được làm từ vải gấm. 

   Loại gấm nguyên bản thượng hạng có nhiều màu sắc, có các hình hoa văn được dệt trực tiếp vào sợi vải trên bề mặt chứ không đơn thuần là các họa tiết in thông thường. Cũng vì lý do này mà vải gấm được mệnh danh là “Bà chúa của hàng tơ lụa”. 

   Được mệnh danh là “bà chúa” vì loại vải này mang ưu điểm dễ nhận thấy là cảm giác mịn màng, mát mẻ khi sờ vào. Theo thời gian, cuộc sống con người ngày càng phát triển hơn nên vải gấm được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất chăn ga gối đệm, đồ thủ công mỹ nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người.

   Gấm chỉ là tên gọi đặc trưng của một dòng vải bởi vì trên thị trường hiện nay rất đa dạng các loại vải gấm khác nhau như gấm cotton, gấm nhân tạo, gấm tơ tằm. Mỗi loại đều có những ưu thế riêng của mình để đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng hiện nay.

Capture 64

Lịch sử phát triển:

   Tính đến nay, vải gấm đã có lịch sử phát triển hơn 5000 năm. Loại vải này đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, sau đó lan sang một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc rồi đến các nước phương Tây.

   Song, nhân dân ta ngày xưa đã biến tấu loại vải này để mang bản sắc và thuần túy của dân tộc Việt Nam. Vì kỹ thuật dệt vô cùng phức tạp, thủ công nên ở nước ta gấm được mệnh danh là “bà chúa” của các loại mặt hàng tơ lụa.

   Làng Vạn Phúc ở Hà Đông là nổi tiếng nhất cả nước về dệt gấm vì đạt độ tinh xảo, chất lượng cực phẩm để dâng tiến cho vua chúa. Trước đó, gấm được dùng để may trang phục, nhưng hiện nay loại vải này được ứng dụng phổ biến để may chăn ga đệm gối, các loại phụ kiện thời trang như túi xách, ví.

 

Đặc điểm nổi bật chất liệu vải gấm:

Màu sắc sang trọng, đa dạng:

   Để liệt kê hết những màu sắc của chất liệu gấm thì thất khó bởi màu sắc thiết kế vải gấm rất đa dạng từ các màu xanh, đỏ, tím, trắng,…hoặc là sự kết hợp tinh tế giữa nhiều gam màu trên cùng tấm vải mang đến sự bắt mắta, tinh tế của sản phẩm. Đặc điểm nổi bật của chất liệu vải gấm là khả năng bắt sáng hoàn hảo đem đến những cảm nhận thị giác trọn vẹn nhất cho người nhìn.

   Dù bất kỳ hoa văn nào được dệt trên đó cũng đều mang đến độ bắt mắt, sắc nét và vô cùng sang trọng, cuốn hút. Không giống như các chất liệu vải khác, chất liệu gấm được nhuộm màu trước khi dệt nên dù được dệt bằng sợi ngang hay sợi dọc thì màu sắc luôn tạo nên sắc thái đúng như những gì đã được dự định từ trước.

   Cũng chính nhờ điều này đã giúp cho chất liệu gấm trở nên bắt mắt hơn khi có ánh nắng chiếu vào làm tôn lên ánh rực rỡ và lóng lánh của chất liệu mà không loại vải nào sánh được.

Hoa văn trang trí tinh tế:

   Họa tiết hoa văn trang trí trên chất liệu vải gấm được xem là tiêu chuẩn để tạo hình lên những chất liệu dày, bởi vải gấm được xem là chất liệu khó dệt và phức tạp nhất với nhiều kỹ thuật khác từ dệt nổi đến dệt thêu. Để tạo ra được những hoa văn tinh tế trên vải gấm phải cần một người có tay nghề thật cao và gu thẩm mỹ cao mới có thể tạo ra được sản phẩm đẹp.

Các họa tiết hoa văn trên chất liệu vải gấm được bố trí đối xứng, không cầu kỳ phức tạp mà lại toát lên vẻ mềm mại, phóng khoáng.

Độ bền cao:

   Vốn dĩ vải gấm có chất liệu dày cao hơn so với các chất liệu khác và có nguồn gốc từ thiên nhiên, nên tuổi thọ của vải gấm thường có độ bền cao hơn hẳn. Chất liệu này làm cho vải luôn luôn toát lên tinh thần thanh cao, hiện đại, lịch lãm và vô cùng quý phái.

Giữ nhiệt tốt:

   Ngoài những điểm nổi bật như độ bền cao, màu sắc tinh tế, bề mặt bóng mịn, vải gấm còn có khả năng duy trì nhiệt độ tốt. Do đó, vải gấm được sử dụng rộng rãi trong may mặc chăn ga gối, vỏ đệm mang lại sự ấm áp mà tôn vẻ sang trọng, cuốn hút.

Capture 65

Quy trình dệt gấm:

   Dù đã được tạo thêm nhiều loại gấm khác nhau, nhưng công đoạn để dệt nên những tấm vải gấm thủ công vẫn giữ nguyên độ cầu kỳ và phức tạp “truyền thống” và tốn nhiều công sức. Để dệt nên những mảnh vải gấm nhiều màu sắc, tinh xảo, nhiều hoa văn những người thợ dệt phải thực hiện thủ công bằng chiếc khung hoa (khung cửi thiết kế 2 tầng). 

   Để chiếc máy này hoạt động, phải có 2 người cùng điều khiển: 1 người ngồi trên, 1 người ngồi dưới. Cụ thể, người ở trên sẽ kéo hoa, khi nào con thoi kêu 2 tiếng thì người ngồi dưới sẽ dệt theo đúng nhịp.

   Những thao tác dệt phải thật khéo léo, tỉ mỉ, luồn sợi thật công phu để tạo hoa nổi trên vải gấm, yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao. Đây là kỹ thuật dệt thủ công phức tạp nhất, không loại máy móc nào sánh bằng.

   Hiện nay phương pháp dệt phổ biến nhất là kiểu Jacquard giúp bề mặt vải có những họa tiết trang trí sinh động: với mặt phải hiện thị rõ nét, mặt trái mờ hơn.

Ứng dụng của chất liệu vải gấm:

Sản xuất may mặc:

   Chất liệu vải gấm được sử dụng khá phổ biến trong may mặc. Với vẻ thấm mỹ ấn tượng cùng màu sắc đa dạng vải gấm được sử dụng rất nhiều để may sản phẩm thời trang bắt mắt. 

   Có thể dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của vải gấm trong các trang phục quần áo đến những trang phục áo dài truyền thống, cách tân.

 

Sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ:

   Bản thân ngành dệt gấm cũng là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ nên được đánh giá khá cao bởi màu sắc đa dạng, họa tiết hoa văn phong phú. Bởi thế mặt hàng này được bán ở nhiều nơi như món quà giá trị rất được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng.

Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ này là không chỉ là một món đồ đơn thuần, đó còn là sự quảng bá văn hóa, vẻ đẹp đơn sơ của Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế, là một nét đẹp tinh thần không thể nào chối bỏ. 

 

Sản xuất chăn ga gối đệm:

   Không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực may mặc mà vải gấm được ứng dụng phổ biến trong những bộ chăn ga gối đệm, không chỉ phát huy tối đa tính năng duy trì nhiệt, thân thiện với sức khỏe, chăm sóc giấc ngủ mà còn là một sự “hô biến” để giúp căn phòng của bạn trở nên tuyệt vời hơn.

  • Đệm: phải kể đến ứng dụng thành công của vải gấm trong việc làm vỏ bọc đệm bông ép, đệm lò xo cao cấp của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Hanvico, Everon, Dreamland, Everhome. Những chiếc đệm bông ép vải gấm, đệm lò xo vải gấm được nhiều khách hàng ưa chuộng nhờ độ bền cực cao, bắt mắt cùng chất lượng chăm sóc giấc ngủ tuyệt vời.
  • Chăn ga gối: không chỉ ứng dụng trên đệm bông mà vải gấm còn được các thương hiệu đưa vào sản xuất chăn ga gối cao cấp như chăn ga gối Hanvico, Everon, Everhome. Những mẫu chăn ga gối đệm này chỉ thích hợp với những căn phòng được thiết kế theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển mang vẻ cực kỳ sang trọng và cuốn hút.

Capture 67

Ưu – Nhược điểm của vải gấm:

Ưu điểm:

  • Hoa văn trang trí tinh xảo: đây chính là điều làm nên đặc trưng của vải gấm. Dưới những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân, họa tiết được bố trí theo hình đối xứng, không hề gây cảm giác rườm rà, phức tạp mà lại tôn lên sự phóng khoáng, hòa hợp đến diệu kỳ.
  • Màu sắc đa dạng: vì ngày càng được ứng dụng phổ biến nên màu sắc của vải gấm cũng đa dạng theo, nên để kể đến màu vải gấm chắc kể không xuể. Ngoài ra, khả năng bắt sáng của vải cũng rất tốt, tạo nên cảm nhận thị giác rõ ràng nhất, trọn vẹn nhất. 
  • Độ bền cao: “bà chúa” gấm là một trong những chất liệu dày nhất hiện nay nên độ bền cao cũng là một điều dễ hiểu.
  • Thân thiện với môi trường – An toàn với sức khỏe: vì thành phần chủ yếu từ tơ tằm, quá trình sản xuất lại được làm thủ công, vì vậy vải gấm luôn thân thiện với môi trường cũng như không gây kích ứng cho da như các loại vải khác.
  • Mang đến sự sang trọng, thanh cao cho người mặc: mang trong mình khả năng “thanh cao hóa” “sang trọng hóa”, nên hầu hết mọi thứ xung quanh khi khoác lên tấm vải gấm đều nhận được sự chú ý, ấn tượng từ người nhìn. Cũng chính vì vậy mà chúng thường được dùng trong may mặc và sản xuất đồ nội thất.

Nhược điểm:

  • Dễ thấm nước & phơi lâu khô: đây là điều dễ bắt gặp nhất đối với những người đã từng sử dụng vải gấm, gây trở ngại cho quá trình vệ sinh và bảo quản vải gấm. Nếu phơi hãy chọn nơi rô kháo thoáng mát, không nên phơi trong thời tiết âm u hoặc nơi ẩm ướt, vải sẽ có mùi khó chịu và nấm mốc có thể phát triển.
  • Dễ bám bẩn – bẩn khó phai: khi sử dụng vải gấm nên chú ý nếu bị thức ăn hoặc nước uống đổ lên vải, bạn sẽ rất khó làm sạch vải hoàn toàn mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng ban đầu của vải.

Capture 66

Cách vệ sinh và bảo quản: 

   Để đảm bảo được độ bền cao và màu sắc của vải gấm luôn sắc sảo bạn cần lưu ý các bước bảo quản và vệ sinh dưới đây:

Chỉ được giặt bằng tay:

   Mặc dù vải gấm có độ bền tương đối cao, nhưng để luôn giữ được màu sắc tươi sáng và bền mãi với thời gian, khi vệ sinh bạn nên giặt bằng tay, tuyệt đối không dùng máy giặt, chỉ nên sử dụng những loại xà phòng trung tính không có chất tẩy rửa mạnh.

Không dùng chất tẩy rửa:

   Tránh sử dụng các loại chất có tác dụng tẩy rửa mạnh vì nó có thể làm vải mau bạc màu và xuống cấp. Đặc biệt khi giặt chỉ nên vò nhẹ nhàng mà không nên dùng bàn chải chà xát mạnh.

Giặt ở nhiệt độ nước vừa phải:

   Bên cạnh đó cũng không nên dùng cước quá nóng sẽ khiến vải mất độ bóng, nước quá lạnh sẽ khiến vải bị co rút lại.. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để giặt và làm khô các sản phẩm từ vải gấm là khoảng 30 độ C.

Một số lưu ý khi mua vải gấm:

Giá thành khi mua vải gấm:

   Tại Việt Nam bạn có thể tham khảo thêm các khu chợ vải lớn nhất tại Sài Gòn. Đảm bảo có đủ loại phù hợp với mục đích của bạn. 

   Tùy thuộc vào chất liệu, nguồn gốc, chất lượng mà vải gấm có những mức giá khác nhau. Giá của gấm trơn sẽ rẻ hơn gấm hoa văn nổi; gấm tơ tằm là loại đắt nhất, gấp 2, 3 lần gấm cotton, gấm polyeste,… Song, chung quy lại, mức giá trung bình mà bạn phải trả cho 1m vải gấm trong khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng.

———————————————————————————

   Trên đây là tất cả các chi tiết bạn cần biết liên quan tới loại vải gấm. Mong sẽ giúp ích các bạn được điều gì đó qua bài viết này!

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm hoặc cần nơi cung cấp áo thun sản xuất tại xưởng thì bạn xem tại đây ạ Bán sĩ thời trang nam

Xem thêm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *