Vải satin là gì?

mo thay vai 1

Chất vải satin là gì?

   Satin hay có tên gọi khác là Satanh cũng là một người “họ hàng” của vải lụa. Satin là tên gọi của kỹ thuật dệt vân đoạn tạo nên sự đan kết chặt chẽ giữa các sợi ngang và sợi dọc.

   Trong kỹ thuật dệt vân đoạn, sợi ngang sẽ luồn xuống dưới 1 sợi dọc và đè lên trên ít nhất hai sợi dọc cứ thế liên tiếp cho đến hết khổ vải, tạo cho vải có độ sáng bóng mặt trên và thô mờ mặt dưới. Do đó ở vải satin các sợi dọc thường chiếm nhiều ưu thế hơn.

   Thời trước, vải satin chỉ được làm từ sợi cotton, sợi bông. Hiện nay, người ta đã bắt đầu sử dụng phổ biến các loại sợi tổng hợp như sợi polyester, sợi visco,… để dệt vải satin. 

   Từng loại tơ khác nhau sẽ giúp cho chất liệu của vải satin óng ánh tự nhiên, mịn màng hay thướt tha, bề mặt vải mềm mại. Trên thị trường vải hiện nay thì vải satin là loại vải có chất lượng tốt nhất trên thị trường.

Capture 68

Nguồn gốc vải Satin:

   Vào thời kỳ Phục Hưng, “satin” được gọi là “satun”, sau đó người ta đã đổi tên thành “saeta” dùng để miêu tả vẻ ngoài óng ảnh và bóng loáng của vải. Đa phần nó thường được dùng làm vật phẩm may tư trang, quần áo cho các quý tộc, vương tôn và tầng lớp thượng lưu trong nước.

   Kỹ thuật dệt lụa satin được phát minh ở Trung Quốc từ hơn 2000 năm trước. Sau này những bí mật về chất liệu thượng hạng này mới được hé lộ và dần lan rộng ra khắp đại lục và các quốc gia viễn đông lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ và các nước Nam Á khác. 

   Mãi đến thời Trung Cổ, vải satin mới bắt đầu được sản xuất tại Châu Âu, và có giá siêu đắt đỏ tại lục địa này vì sự khan hiếm của chất liệu đã hạn chế số lượng vải satin thành phẩm. Sang trọng, thanh lịch là tinh thần chủ đạo được thể hiện trong những sản phẩm vải satin này.

Nguyên liệu sản xuất vải satin:

   Để dệt vải satin có thể sử dụng nhiều loại sợi khác nhau nhưng được ưu tiên nhất vẫn là sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose vì những chất liệu này sẽ làm tăng độ bóng loáng của sản phẩm.

Những loại vải satin phổ biến nhất:

   Tùy theo chất liệu mà vải satin có khá nhiều loại khác nhau như lụa satin, cotton satin và vải chiffon satin,…Tất cả những biến thể của vải satin này đã được dệt để tạo nên độ óng ánh tự nhiên và vô cùng thu hút. 

Lụa satin:

   Đây là chất liệu được dệt bằng tơ tằm thượng hạng nên có bề mặt tương đối óng ánh tự nhiên, bóng đẹp hoàn hảo và mịn màng vô cùng thu hút. Để sản xuất được những mảnh lụa satin cao cấp nhất, người ta phải chắt lọc từ những sợi tơ tằm mềm và mỏng nhất. 

   Với ưu điểm là trọng lượng vô cùng nhẹ nên khi sử dụng các sản phẩm từ chất liệu mang lại cho chúng ta cảm nhận rõ sự mềm mại, khá dễ chịu và đặc biệt tình trạng tích điện vào mùa đông sẽ không xảy ra như các chất liệu khác. Cũng chính vì thế, vải satin luôn có giá thành rất cao và chủ yếu được sử dụng để may các trang phục cao cấp.

Capture 69

Cotton satin:

   Còn cotton satin hay còn được gọi là vải cotton satin Hàn quốc, thực chất là loại vải cotton truyền thống nhưng lại được dệt và định hình dệt theo kiểu satin. Vải cotton satin có mật độ các sợi cotton ít hơn cho nên nó rất thông thoáng và hút ẩm khá tốt.

   Loại vải này có sự pha trộn giữa độ láng bóng của satin và độ thông thoáng, mềm mượt của vải cotton, và đặc biệt không hề bị nhăn trên bề khi giặt như vải cotton. Ngoài ra độ bền của sản phẩm cũng luôn được duy trì ở mức ổn định nhất.

Capture 70

   Bên cạnh giá cả phải chăng hơn, loại vải này còn được dệt từ sợi cotton giúp phom vải đứng hơn và độ bền cao hơn. Ngoài ra, còn có một số biến thể khác của vải satin như:  

  • Vải satin polyester
  • Vải satin messaline
  • Vải satin charmeuse
  • Vải satin antique
  • Vải satin baronet 
  • Vải satin lucent 
  • Vải satin duchess 
  • Vải satin monroe 

 

Đặc tính ưu nhược điểm của vải satin:

Ưu điểm:

  • Đặc trưng nổi bật nhất của chất liệu satin chính là độ bóng tạo nên sức hút khó cưỡng mà ít loại vải nào sánh kịp. Vải satin rất nhẹ và mỏng, khi sờ vào cho bạn cảm giác vô cùng mềm mịn, không gây kích ứng đối với làn da người mặc.
  • Sự linh hoạt trong khả năng điều hòa thân nhiệt rất tốt như: khi mặc vào mùa hè và giữ ấm cơ thể vào mùa đông đã giúp satin trở thành chất liệu được ứng dụng phổ biến từ may mặc đến chăn ga gối đệm. 
  • Ngoài ra, chất liệu satin cũng rất đa dạng về màu sắc, hoa văn tinh tế đã giúp người dùng lựa được những mẫu sản phẩm ưng ý, phù hợp với mục đích sử dụng.

Nhược điểm:

  • Tuy nhiên, vải satin vẫn tồn tại một số nhược điểm khó khắc phục như khó giữ nếp, khó may tạo kiểu để ứng dụng và dễ xước bởi các vật sắc nhọn.
  • Khâu vệ sinh, bảo quản vải satin cũng rất cầu kỳ, loại vải này phải giặt tay không nên giặt máy vì sẽ dễ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của vải.
  • Vải satin có mặt bóng và mặt xỉn vì thế gây ra hạn chế trong nhiều thiết kế.
  • Vải satin cũng rất dễ bắt lửa nên bạn hãy cẩn thận khi sử dụng vải, đặc biệt là tránh để vải gần những nơi có khả năng dễ phát sinh nguồn lửa hoặc tránh đứng gần nguồn lửa khi mặc vải satin. 
  • Và cuối cùng, giá thành của vải satin khá cao so với hầu hết các dòng vải khác trên thị trường, đặc biệt là vải lụa satin.

Ứng dụng:  

Sản xuất các mặt hàng thời trang:

   Khi các sợi tổng hợp như Polyester, acetate, visco được phát minh và sản xuất rộng rãi từ những năm 1920, giá vải satin dần dần trở nên “hạt dẻ” hơn, bắt đầu được sử dụng rộng rãi bởi các tầng lớp trung lưu và bình dân chứ không riêng gì giới quý tộc. Nhưng chỉ mãi đến cuối những năm 1800, vải satin lần đầu được ứng dụng trong may mặc với sản phẩm đồ lót gợi cảm và váy cưới.

   Ngoài ra nó còn được dùng để may giày múa ba lê, các loại túi xách, các phụ kiện như dây cột tóc, khăn, vải bọc mũ nón.

 

Sản xuất chăn ga gối:

   Nhờ vẻ ngoài óng ánh, độ bền cao và khó bám bụi, vải satin ngày càng được ưa chuộng trong ngành công nghiệp sản xuất chăn ga gối đệm. Bởi theo các nhà nghiên cứu những loại chăn ga gối được sản xuất từ vải lụa satin sẽ có độ mềm mại hơn và cũng rất thoáng mát, giác thoải mái cho người sử dụng. Từ đó cũng có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

   Vải satin vốn thanh lịch, sang trọng nên càng tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian phòng ngủ của gia đình bạn.

1 3 e1608647340720   Capture 71

Cách vệ sinh và bảo quản vải satin: 

   Do kĩ thuật dệt của vải satin là dệt vân đoạn cho nên ít bị nhàu nát khi giặt giũ, vì thế việc vệ sinh và bảo quản chúng không hề khó. 

   Bạn chỉ cần áp dụng những cách giặt bình thường và không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh. Nhưng giặt khô là phương pháp tốt nhất để chăm sóc cho tất cả các loại sản phẩm từ satin. 

   Ngoài ra sau khi giặt vải satin xong không nên vắt sau khi giặt hoặc dùng bàn chải chà mạnh trên bề mặt vải. Thay vào đó, hãy để chúng khô tự nhiên trên móc áo, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

   Hầu hết các sản phẩm làm từ vải satin có thể được ủi hoặc là ở mức nhiệt độ thấp. Tuy nhiên bạn cần sử dụng một tấm bảo vệ bằng cotton để lót trên bề mặt vải.

Một số câu hỏi thường gặp: 

Vải satin giá bao nhiêu:

   So với trước kia, vải satin cần số lượng lớn sợi tơ hoặc sợi cotton chất lượng để sản xuất, nhưng ngày nay vải satin còn được làm bằng sợi tổng hợp nên giá cả vô cùng phải chăng. 

   Vải lụa satin được làm bằng sợi tơ tằm, sợi bông nên có giá mắc hơn so với vải satin từ sợi tổng hợp. Trên thị trường hiện nay, giá 1 mét vải lụa satin có giá khoảng 100.000đ nhưng vải cotton satin thì có giá giao động từ 80.000đ – 120.000đ 1 mét.  

Mua vải satin ở đâu:

   Bạn có thể dễ dàng mua được vải satin ở nhiều chợ vải nổi tiếng tại TP.HCM và Hà Nội. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số nhà phân phối vải uy tín như vải Thái Tuấn, Việt Phụng.

————————————————————————————–

   Như vậy có thể khẳng định vải satin là những nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống của chúng ta hiện nay. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn loại vải cho phù hợp.

Bạn có thể tham khảo thêm nơi sản xuất áo thun tại đây Bán sĩ thời trang nam

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *