Vải chiffon là loại vải gì ?
Vải Chiffon hay còn được gọi là vải voan. Là một loại vải dệt thoi đơn giản với phần lưới dệt dạng bán lưới mang lại cho sản phẩm vẻ ngoài sang trọng và có cảm giác hơi thô mỗi khi chạm vào.
Nhìn chung, loại chất vải Chiffon này có vẻ ngoài khá giống với vải ren, chỉ khác ở chỗ Chiffon được thiết kế với những lỗ hổng khít hơn.
Đặc điểm dễ nhận thấy ở loại vải này chính là sự mềm, mịn, độ bóng vừa phải, có cảm giác hơi thô khi sờ vào.
Nguồn gốc ra đời và chất liệu làm nên vải CHIFFON:
Từ “Chiffon” bắt nguồn từ tiếng Pháp là “Chiffe” có nghĩa là “vải mềm”. Thời trước, khoảng những năm 1700, vải Chiffon được làm từ lụa nên có giá thành rất đắt và chỉ dành cho giới thượng lưu, quý tộc thời đó.
Chất liệu vải chiffon được làm từ nhiều loại sợi như nylon, polyester hoặc cao cấp hơn như lụa, bông.
Một trong những đất nước ứng dụng phổ biến vải Chiffon trong lĩnh vực may mặc nhất chính là Ấn Độ. Trong quá trình dệt, các sợi chiffon được xoắn nhẹ để tạo độ co giãn tốt hơn cho tấm vải. Đến với thời đại ngày nay, vải Chiffon đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, song phổ biến nhất vẫn là ngành thời trang, may mặc dành cho phụ nữ.
Vải chiffon khá trơn và mỏng. Để đảm bảo các đường chỉ thực sự hoàn hảo, người tạo hình thường dùng hai mảnh giấy kẹp chúng lại để quá trình cắt may diễn ra hiệu quả.
Những đặt tính của vải CHIFFON:
Mặc dù hiện tại vải Chiffon được tạo ra từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau nhưng tựu chung lại, loại vải này mang trên mình một số đặc điểm chính như:
Ưu điểm:
- Trong suốt: Đặc trưng của vải Chiffon là rất mỏng nhẹ vì thế kết cấu của chất liệu này là trong suốt, nhẹ nhàng nên đặc biệt được sử dụng để sản xuất các loại trang phục.
- Sự mềm mại: Vải Chiffon có thể thích ứng với làn da người dùng, tạo ra sự mềm mại và dễ chịu. Kết cấu đặc biệt cùng trọng lượng siêu nhẹ tối ưu đặc tính này giúp sản phẩm nhẹ nhàng, dịu dàng hơn cho làn da.
- Không dị ứng: Vì CHIFFON được tạo ra từ các loại vải tổng hợp an toàn nên an toàn tuyệt đối với những làn da mẫn cảm nhất. Chiffon vẫn không gây nên tình trạng đau rát, khó chịu cho người mặc.
- Mỏng nhẹ: Sự liên kết lỏng lẻo giữa các sợi vải tạo nên bề mặt xuyên thấu, bồng bềnh cho vải. Điều này cho phép không khí dễ dàng lưu thông, đảm bảo sự khô ráo cho sản phẩm chiffon.
- Chống rách: Độ bền cao là điểm cộng hoàn hảo của chất liệu này. Chúng tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với lụa nguyên chất.
- Đa dạng mẫu: Vì được sản xuất từ nhiều loại sợi tổng hợp khác nhau từ đó giúp vải Chiffon tạo ra được đa dạng mẫu mã, dễ dàng lựa chọn. Nguyên liệu đầu vào của vải chiffon rất đa dạng về nguồn gốc. Chúng có thể làm từ sợi nhân tạo, sợi tổng hợp hoặc sợi xơ thiên nhiên.
- Độ thoáng không khí cao: Chiffon được đánh giá là một trong những loại vải có độ thoáng không khí tốt nhất hiện nay nên chất liệu này có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau.
- Chống bám bụi: Nhìn chung, khả năng chống bám bụi, hình thành vết bẩn của vải chiffon khá tốt. Độ bóng loáng càng tốt thì đặc tính này càng nổi trội.
Hạn chế:
- Khó xử lý: Vì có tính chất trơn khá nhiều, nên khi may khá khó khăn. Độ trơn cùng sự mỏng manh của chiffon khiến công đoạn vò giặt khá khó khăn. Đặc biệt những phần chưa qua xử lý của chất liệu này rất dễ bị sờn. Việc vệ sinh bằng nước nóng hay nhiều hơi nước sẽ làm giảm độ bền của vải xuống mức thấp nhất.
- Khó cắt may: Tuy có độ nhám nhất định nhưng vải Chiffon vẫn khá trơn nên khá khó khăn trong việc may mặc, thiết kế. Điều này đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn cũng như quá trình cất giữ, bảo quản sau đó.
- Dễ gây phản cảm nếu không có một lớp vải bảo hộ: Kháng hàng phải tinh tế và chuẩn bị kỹ vì vải chiffon đơn thuần khá mỏng. Nếu không để ý sẽ dễ gây mất thiện cảm với người đối diện vì những phần nhạy cảm dễ lộ ra.
- Dễ bay màu: Các loại vải Chiffon rất dễ phai màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Điều này vô tình gây khó khăn cho việc giặt giũ, vệ sinh những trang phục từ vải Chiffon. Khi phơi khô, cần tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng ban đầu của sản phẩm chiffon. chăm sóc loại vải này cũng vô cùng phức tạp và mất thời gian.
Phân loại và ứng dụng của vải CHIFFON trong thực tế:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải chiffon. Chúng có thể được sản xuất từ các loại sợi khác nhau. Một số loại vải phổ biến trên thị trường có thể kể đến như:
- Vải Chiffon lụa (voan lụa) : Loại này có tính chất mỏng, thoáng mát, nhẹ nhàng và có độ nhám nhất định. Để nhận biết thì bạn dùng tay xoa 2 mảnh vải với nhau, bạn sẽ thấy rõ độ nhám và tiếng sột soạt phát ra. Loại vải này được dùng chủ yếu để tạo nên những bộ váy, đầm.
- Pearl chiffon: loại chiffon này có tính chất và màu sắc ngọc trai. Ngoài ra, nó còn độ bền cao, khả năng chống rách tốt. Trang phục pearl chiffon sẽ tôn lên những bước nhảy uyển chuyển của các vũ công dưới ánh đèn sân khấu. Vì vậy, Pearl chiffon thường được sử dụng để may trang phục biểu diễn cho các vũ công, nhóm cổ động.
- Double faced chiffon: Có hai lớp tương phản. Cũng là một loại vải được làm từ 100% sợi PE nên có độ bền, độ tĩnh điện cao. Dùng để may áo dài, váy, áo cánh, bộ đầm dạ hội hay tiệc tùng thường có chất liệu từ loại vải này.
- Jacquard chiffon: còn được biết với cái tên chiffon hoa. Chất liệu này khá mỏng, nặng, khả năng thoáng khí cao thích hợp cho trang phục vụ hè như váy dài, áo sơ mi, quàng cổ, stoles, quần áo thiết kế, váy cưới tinh tế.
- Silk satin chiffon: loại chiffon này sẽ có trọng lượng nhẹ, trong suốt, một mặt bóng. có độ thoáng nổi bật, bề mặt nhám được ứng dụng rộng rãi trong trang phục chân váy bồng. Khi xoa 2 mặt vải vào nhau, loại chiffon này tạo ra tiếng sột soạt cùng cảm giác rát nhẹ ở bàn tay. Được dùng để may các trang phục dạ hội và váy, áo cánh, váy.
- Vải Chiffon hoa nhí: Mỏng, mát, thoáng khí. Hoa văn được trang trí trên vải thường là hoa, lá, chim, cây. Loại vải này thường được dùng để may khăn quàng cổ, váy cưới, áo sơ mi kiểu, stoles.
Một số lưu ý về cách bảo quản và làm sạch vải CHIFFON:
- Hạn chế hoặc không nên sử dụng chất tẩy trong quá trình vệ sinh.
- Các bạn không nên ngâm vải chiffon, hãy giặt trang phục ngay bước đầu tiên. Và tốt nhất nên giặt bằng tay, hạn chế giặt vải bằng máy giặt để tránh gây hư hỏng, nhăn nhúm vải.
- Vải chiffon rất mỏng nên chỉ được bóp nhẹ và phơi khô tự nhiên. Không vắt vải Chiffon để tránh gây mất dáng. Để đẩy nhanh quá trình, có thể sử dụng máy sấy, quạt điện hoặc điều hòa ở chế độ nhẹ.
- Sử dụng dấm chua hoặc baking soda để tẩy chất bẩn bám trên trang phục.
- Không phơi trang phục chiffon dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Nên phơi vải ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời để tránh gây bay màu vải. Vì rất dễ bị hỏng khi ở nhiệt độ cao nên hạn chế trong việc ủi các loại vải voan, nên tìm cách ủi phù hợp với chất vải này.
———————————————————————————————————–
Trên đây là những thông tin mà bạn cần nên biết về vải Chiffon. Chúc các bạn có thể chọn được những loại vải chiffon ưng ý nhất cho mình !
Nếu các bạn cần tìm hiểu thêm về các loại vải khác hãy truy cập vào trang web này: Bán sĩ thời trang nam
Xem thêm:
- Xưởng Chuyên sĩ áo thun unisex ở hcm
- Các loại vải phổ biến để may quần áo thời trang
- Tổng hợp 7 CHỢ VẢI LỚN NHẤT ở Sài Gòn
- Những điều cần biết về Vải PE
- Những điều cần biết về VẢI SPANDEX
- Các loại vải cotton và cách nhận biết