Có bao giờ bạn thắc mắc và muốn tìm hiểu xem rằng quy trình sản xuất áo thun như thế nào? Những chiếc áo thun mà bạn mặc bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng Xưởng Ngân Nguyễn tìm hiểu ngay nhé!
Nguồn gốc của áo thun:
Áo thun là gì?
Áo thun từ xưa đến nay là chiếc áo phổ biến với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, màu da hay tôn giáo tất cả đều có thể mặc lên mình những chiếc áo thun năng động, đa dạng kiểu dáng để đi học, đi chơi, đi làm,… đều đáp ứng được.
Áo thun thường được thiết kế với rất nhiều kích thước khác nhau vì đối tượng khách hàng rất rộng, thường xuyên cập nhật xu hướng của thị trường để cho ra những mẫu áo đẹp mới lạ liên tục, luôn đáp ứng được nhu cầu người sử dụng và không bao giờ bị lỗi mốt.
Bắt nguồn từ đâu?
Những chiếc áo thun phổ biến ngày nay có nguồn gốc là từ chiếc áo lót của nam giới Châu Âu. Trải qua rất nhiều năm, các sản phẩm áo thun dần được thiết kế đa dạng mẫu mã và phổ biến hơn với cả nữ giới ở mọi lứa tuổi.
Quy trình sản xuất áo thun CƠ BẢN – NGƯỜI MỚI CẦN BIẾT:
Quy trình sản xuất áo thun của các công ty hay cơ sở may mặc thường được thực hiện theo một quy trình khép kín để cho ra một sản phẩm áo thun đẹp, chất lượng, theo kịp xu hướng và nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: xưởng may áo thun nam
Chọn vải sản xuất áo thun:
Trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chất liệu vải và giá thành để may áo thun, một số loại vải phổ biến dùng để may áo thun là: vải cotton, vải thun mè, vải cá sấu, vải thun lạnh… Để cho ra sản phẩm bền đẹp thì yếu tố quyết định đ đó là chất liệu vải. Tùy vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng mà chúng ta sẽ tư vấn để có thể chọn ra loại vải phù hợp.
Thiết kế mẫu áo:
Dựa vào ý kiến của khách hàng, nhà thiết kế sẽ lên ý tưởng và chọn mẫu vải, sau đó phát thảo ra mẫu áo đúng với mong muốn của khách hàng. Trong quy trình sản xuất áo thun, ở bước thiết kế sẽ được nhân viên phụ trách ghi đầy đủ thông tin từ màu sắc, chất liệu vải, kích thước in logo, vị trí in logo để bộ phận sản xuất nắm rõ từ đó cho ra sản phẩm chính xác.
Thiết kế rập:
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình sản xuất áo thun, dựa vào bản thiết kế thì người thợ lên rập sẽ vẽ và tính toán từng phần thân chuẩn centimet, sau đó xuất ra thành 1 chất liệu giấy cứng để mang ra sử dụng sau khi trải vải xong.
Công việc chính của bước này chính là tính toán kích thước của các bộ phận mẫu để khi đưa lên may và ráp lại thì các thành phần sẽ khớp nhau.
Một chiếc áo thun cơ bản sẽ bao gồm các phần: vải thân trước, 2 tay, thân sau, bo tay bo cổ
Trải vải:
Vải may áo thun thường được các xưởng chọn mua số lượng lớn từ các kho vải, vải này thường đã được quấn quanh từng cây vải với khổ vải từ 1,2m; 1,6m nhất định.
Khi cắt số lượng lớn, cây vải sẽ được để trên bàn, sau đó các thợ lành nghề trải vải chồng lên nhau để tiết kiệm thời gian làm hàng. Khi trải vải thì yêu cầu các mép vải đều nhau hơn, người thợ trước khi cắt phải tiến hành kiểm tra các tấm vải đã trải sẵn, đảm bảo lớp vải này phẳng phiu, không bị nhăn nhúm khi cắt để các bộ phận cắt ra không bị lỗi.
Lên sơ đồ và cắt vải:
Sau khi trải vải xong, người thợ sẽ dùng bộ rập đã thiết kế trước đó để vẽ sơ đồ hoàn chỉnh đúng mẫu thiết kế. Người thợ đảm nhiệm trong quy trình sản xuất áo thun này sẽ sử dụng máy cắt vải chuyên dụng với lưỡi dao bén và tiến hành cắt vải theo đúng tiêu chuẩn, chính xác theo mẫu thiết kế.
Khâu cắt vải này rất quan trọng, yêu cầu vải phải được cắt một cách chính xác, thẳng đường với nét vẽ rập trước đó, thường những người thợ cắt lâu năm sẽ có kinh nghiệm và tay nghề cao để thực hiện bước này. Khi cắt xong sẽ còn một số phần vải thừa, những phần này sẽ được sử dụng cho các mục đích khác như nguyên liệu nhồi vào gối, nguyên liệu đốt cho các cơ sở chứ không thể sử dụng để may được nữa.
In, thêu áo:
Sau khi đã cắt các phần của sản phẩm xong, nếu khách có yêu cầu trước đó thì chúng ta lấy đúng phần vải đi in hoặc thêu logo, slogan,… Việc in hay thêu lên sản phẩm với công nghệ nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chất liệu vải, ý muốn của khách hàng khi sản phẩm hoàn thành.
May ráp áo thành phẩm:
Sau khi công đoạn in thêu đã hoàn thành, các bộ phận áo thun sẽ đến công đoạn tiếp theo là may ráp áo thành phẩm. Thời gian để may ráp cho mỗi mẫu áo thun khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm phối kiểu nhiều hay ít, các bạn cũng nên chú ý đến vấn đề này.
Công đoạn may ráp thành phẩm là một trong những khâu quan trọng quy trình sản xuất áo thun vì nó quyết định chất lượng sản phẩm, tay nghề công nhân và máy may đúng chuyên dụng sẽ góp phần lớn đến sản phẩm đầu ra.
Kiểm tra chất lượng, đóng gói sản phẩm:
Bộ phận kiểm hàng là khâu cuối cùng, tại đây sản phẩm sẽ được cắt chỉ thừa, kiểm tra lỗi, sau đó mang đi là để sản phẩm phẳng mịn, kế tiếp áo thun sẽ được gấp lại và cho vào bao bì, có nhãn dán, thương hiệu. Đối với những sản phẩm lỗi đường kim mũi chỉ may không chắc chắn, hình in logo bị biến đổi màu sắc hay có gì đó sai sót sẽ được đưa qua bộ phận chỉnh sửa để khắc phục.
Khi đóng bao bì, nên để mác của sản phẩm trên mặt bao để từ đó kiểm tra size, buộc size đúng, giúp cho khâu kiểm kê được dễ dàng hơn.
Vận chuyển:
Các lô sản phẩm sau khi hoàn thành đóng gói bao bì sẽ được phân loại theo size và kiểm tra đầy đủ về số lượng. Tiến hành đóng vào thùng để chuyển đến khách hàng.
———————————————————-
Xưởng Ngân Nguyễn – Xưởng Chuyên Sỉ Áo Thun tại TP.HCM
– Chuyên bán sỉ áo thun unisex, tay ngắn nam nữ, tay lỡ oversize, áo trơn Su sược pe in chuyển nhiệt , cotton 100%, 65%, 35% , hoodie , áo sweater , áo croptop
Hotline: 0902 353 598 – 0939 269 529
Email: chuyensiaothun1250@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/xuongngannguyenhcm/
Địa chỉ: 341/19/74 Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh